Dù là hàng hiệu đắt đỏ hay bình dân nhưng nếu bạn vệ sinh không đúng cách sẽ khiến cho chiếc cà vạt ngay lập tức bị mất dáng, thậm chí là hỏng và không sử dụng được. Hiểu được vấn đề này, hôm nay, Giặt Sấy Sài Gòn sẽ mách nhỏ bạn cách giặt cà vạt đơn giản đang được nhiều chị em áp dụng.
1. Trước khi giặt cà vạt cần lưu ý gì?
Cà vạt thường được sản xuất từ những chất liệu mềm cùng các đường chỉ rất tỉ mỉ. Vì thế, bạn cần phải nhẹ nhàng và tinh tế khi chăm sóc những sản phẩm này. Do đó, trước khi áp dụng các cách giặt cà vạt thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không cần phải giặt thường xuyên. Và phương pháp giặt bằng máy sẽ làm cho cà vạt dễ mất form và hỏng. Do đó, tốt nhất, bạn chỉ nên giặt tay hoặc giặt khô thôi nhé!
- Không nên ngâm cà vạt trong nước quá 30 phút, nhất là những loại cà vạt có chất liệu lụa tơ tằm. Bởi vì việc này sẽ làm cho độ bền của lụa giảm đi 20% so với thông thường.
- Trong quá trình giặt, bạn không được sử dụng bàn chải để làm sạch các vết bẩn. Điều này chẳng những dễ làm hư cấu trúc vải mà còn khiến cho cà vạt dễ bị xù lông.
- Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc tẩy nào để làm sạch. Vì thuốc tẩy chúng ta dùng thường có tính mài mòn lớn làm cho cà vạt dễ bị phai màu.
2. Chuẩn bị gì khi giặt cà vạt?
Trước khi bắt đầu, bạn đừng quên tháo cà vặt để tiện cho việc làm sạch. Đồng thời, ngoài nước giặt, hãy chuẩn bị thêm một ít nước xả vải để vừa giúp diệt khuẩn vừa mang lại hương thơm dễ chịu cho chiếc cà vạt của bạn. Trong trường hợp, bạn phải giặt cùng lúc nhiều chiếc cà vạt thì nên phân loại riêng từng màu để tránh tình trạng lem màu lẫn nhau.
3. Các bước giặt cà vạt
Nào, tiếp theo sau cùng Giặt Sấy Sài Gòn điểm danh qua các bước trong cách giặt cà vạt đúng cách ngay thôi nhé!
Bước 1: Rửa sạch tay
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trước khi giặt. Việc này sẽ tránh làm cho các vết bẩn từ tay bạn dính vào cà vạt.
Bước 2: Loại bỏ vết bẩn
Trong trường hợp, nếu cà vạt của bạn bị vấy bẩn thì hãy xử lý vết bẩn đó càng sớm càng tốt. Bạn có thể dùng một miếng vải sạch để làm sạch nhưng không được chà mạnh. Nếu không, hãy dùng ít nước có ga như soda rồi lau sạch với nước. Trong trường hợp vết bẩn là dầu ăn, bạn chỉ cần sử dụng ít bột bắp hoặc bột talc là có thể dễ dàng làm sạch chiếc cà vạt rồi đấy!
Bước 3: Ngâm cà vạt
Bạn có thể ngâm cà vạt trong nước giặt trong khoảng vài phút rồi dùng tay ấn nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Cách giặt cà vạt này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy hết mọi chất bẩn ra khỏi cà vạt khi giặt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không được ngâm quá lâu, nếu không sẽ làm cà vạt dễ bị bay màu.
Bước 4: Giặt cà vạt
Sau khi đã được ngâm, bạn cần tiến hành giặt cà vạt. Hãy dùng một tấm vải mềm và cho ít xà phòng vào rồi chà nhẹ lên những vết bẩn trên cà vạt. Bạn có thể chà theo phương ngang, phương dọc hay xoan trong theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ để loại bỏ tuyệt đối các vết bẩn cứng đầu.
Bước 5: Xả nước và xả vật liệu
Bạn hãy tráng qua nước ấm sạch và dùng tay chà nhẹ để các vết bẩn trên cà vạt biến mất hoàn toàn. Sau đó, chọn một mùi hương nước xả mà bạn yêu thích và xả lại một lần nữa là được. Việc này sẽ giúp cho chiếc cà vạt của bạn chẳng những được giặt sạch sẽ mà còn ngát hương thơm.
Bước 6: Vắt cà vạt
Sau khi hoàn thành cách giặt cà vạt thì bạn hãy dùng một tấm vải sạch, mịn và hơi dày để thấm hút và loại bỏ bớt nước. Tuyệt đối không nên vắt mạnh bởi vì việc này sẽ khiến cho cà vạt bị mất form và dễ nhăn nhúm.
Bước 7: Phơi khô cà vạt
Cuối cùng, bạn nên sử dụng móc treo khăn để phơi khô cà vạt. Tốt nhất, bạn chỉ nên phơi ở những nơi thoáng mát, có gió nhẹ để cà vạt được hong khô tự nhiên, tránh nơi có nắng quá gắt làm ảnh hưởng đến chất liệu và màu sắc của sản phẩm.
Liên hệ ngay để trai nghiệm dịch vụ giặt hấp/ giặt sấy cao cấp tại TP.HCM
Xem thêm: